Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

9.000 người tham gia lễ hội khỏa thân tại Nhật

9.000 người tham gia lễ hội khỏa thân tại Nhật

9.000 người tham gia lễ hội khỏa thân tại Nhật Chỉ mặc độc chiếc khố trắng và hai cánh tay vươn thẳng lên trời, những người đàn ông ở Nhật như đang tìm kiếm một thứ gì đó thần thánh trong lễ hội Hadaka – Hadaka Matsuri.

Ấn tượng đầu tiên khi bạn nhìn hình ảnh hàng nghìn người đàn ông gần như khỏa thân cùng nhau dồn vào một đại sảnh lớn có lẽ là choáng ngợp. Họ đang cầu xin một bộ quần áo mới chăng, hay đang trải qua một nghi lễ trừng phạt nào đó? Không, họ đang chờ để là người bắt một trong hai chiếc gậy may mắn sẽ được vị thầy tu trong ngôi chùa ở Okayama ném ra. Hai cây gậy có tên gọi shinghi chỉ dài 20 cm và đường kính 4 cm được người Nhật tin rằng sẽ mang đến may mắn cả năm cho ai bắt được.

H1-Hadaka-Matsuri-3375-1392691506.jpg

Du khách cũng có thể đặt chỗ để ngồi theo dõi lễ hội đang diễn ra. Ảnh: Trevor Williams

Hadaka Matsuri được biết đến với cái tên dân dã hơn "lễ hội khỏa thân". Lễ hội diễn ra tại chùa Saidaiji tại thành phố Okayama, miền tây Nhật Bản và hay gọi là Sadaiji Eyo. Có tuổi đời lên đến hơn 500 năm, đây là một trong những dịp lễ kỳ lạ nhất của người Nhật được tổ chức vào ngày thứ 7 thứ ba của tháng 2 hàng năm.

Để tham gia Saidaiji Eyo, chỉ có duy nhất một cách là bạn phải cởi bỏ xiêm y trong cái lạnh dưới 10 độ C của nước Nhật mùa đông, "khoác" lên nửa dưới bộ khố trắng (fundoshi) được bày bán ngay trước khi Hadaka Matsuri bắt đầu. Ngoài ra người tham gia còn đi thêm đôi tất trắng đặc biệt giống như giầy (tabi). Sau khi đã cùng nhau diện trang trục truyền thống trong những chiếc lều được dựng lên xung quanh, từng nhóm đàn ông trông như các võ sỹ sumo thuở mới vào nghề, vẫn còn gầy nhưng rất háo hức xung trận.

H3-Hadaka-Matsuri-3398-1392691506.jpg

Hàng nghìn người nhúng chân vào bể nước lạnh cóng để tẩy trần theo truyền thống. Ảnh: Trevor Williams

Trong vòng gần 500 năm, lễ hội diễn ra vào đúng lúc nửa đêm nhưng từ năm 2010, người ta đã quyết định tổ chức lúc 10 giờ đêm để mọi người có thể sử dụng phương tiện công cộng về nhà sau đó. Nhưng khoan hãy nhắc đến thời điểm kết thúc bởi trước đó cả người tham gia và người chứng kiến sẽ bị cuốn vào không khí ồn ào náo nhiệt đến khó cưỡng.

Có khoảng 9.000 người sẽ lấp đầy những chỗ trống trước khung cửa sổ cao 4m nơi nhà sư sẽ tung ra hai cây cậy may mắn. Trước đó, họ nhảy vào bể nước lạnh và uống sake để làm nóng cơ thể cũng như tinh thần của mình. Theo truyền thống Nhật Bản, người nào có cơ hội bắt được cây gậy thần, bỏ vào chiếc hộp gỗ (gọi là masu) chứa đầy gạo thì anh ta sẽ được may mắn và hạnh phúc trong 12 tháng tới.

Là một trong những lễ hội thu hút đông đảo người tham gia ở Nhật Bản, trước đây, nhà sư thả lá bùa bằng giấy để cầu chúc cho ai may mắn bắt được nhưng giấy vốn mỏng manh và dễ bị rách khiến người ta quyết định đổi thành một vật bền chắc hơn là những cây gậy gỗ. 

Đúng 10 giờ tối, ánh sáng được giảm hẳn nhưng không khí náo động vẫn lan tỏa. Cả đám đông đồng thanh hô to "Wasshoi! Wasshoi" trong khi cố gắng nuôi hy vọng giành được cây gậy quý báu. Chỉ hai người may mắn sẽ chụp lấy được "tấm bùa" của cả năm và nếu có ai giành được nó, những người xung quanh sẽ cố chạm vào người anh ta để hưởng chút may mắn đang lan tỏa. 

H5-Hadaka-Matsuri-9636-1392691506.jpg

Gần 20.000 cánh tay cho một hy vọng đặc biệt trong năm mới tươi đẹp. Ảnh: Trevor William.

Sau khi đã tìm được chủ nhân của hai chiếc gậy, mọi người lần lượt trở về trong trật tự. Một số tìm đến các căn lều để trị thương do chen lấn nhưng hầu như không có xô xát bởi người Nhật vốn rất lịch sự và hiền hòa. Lễ hội để lại một truyền thống được thừa hưởng từ nhiều đời của người Nhật Bản và minh chứng cho sự trường tồn đầy sức mạnh của văn hóa trên một quốc gia phát triển.

Xem thêm ảnh về lễ hội khỏa thân ở Nhật

Hoài Nam

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét