Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Căng thẳng biển Đông không làm giảm ODA từ EU

Căng thẳng biển Đông không làm giảm ODA từ EU

Căng thẳng biển Đông không làm giảm ODA từ EU Năm 2014, liên minh châu Âu (EU) cam kết dành 542 triệu euro (hơn 735 triệu USD) vốn hỗ trợ phát triển cho Việt Nam, tăng 86 triệu euro so với năm ngoái.
  • Đan Mạch giảm viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam / Việt - Nhật tiếp tục đối thoại về phòng ngừa tham nhũng ODA

Thông tin nêu trên vừa được EU công bố hôm nay (25/6) trong Sách Xanh 2014. Ông Franz Jessen - Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nhận định bất chấp khủng khoảng kinh tế toàn cầu, EU vẫn giữ nguyên mức viện trợ cho Việt Nam, thể hiện cam kết mạnh mẽ với việc ủng hộ phát triển, các tham vọng thương mại và cam kết quốc tế của Việt Nam, trong đó có ký kết hiệp định FTA vào cuối năm 2014.

EU-5459-1403686052.jpg

Vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam từ liên minh châu Âu (EU) vẫn tăng trong năm 2014.

Bình luận về căng thẳng của Việt Nam với Trung Quốc tại biển Đông, ông Jessen cho hay sự kiện sẽ không ảnh hưởng đến việc cung cấp các khoản hỗ trợ của EU dành cho Việt Nam, bởi những chính sách của Liên minh thường là lâu dài.

"Chúng tôi rất thận trọng với các khoản tài trợ, đảm bảo rằng không có chuyện gì bất thường xảy ra. Việt Nam với chúng tôi hiện chưa có vấn đề gì phức tạp", vị Trưởng phái đoàn cũng nhấn mạnh trước việc Nhật Bản tạm dừng giải ngân ODA với dự án liên quan đến tiêu cực của Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC).

Tại Sách Xanh 2014, trong khi tổng giá trị các khoản viện trợ EU dành cho Việt Nam năm nay tăng lên, nhưng xét về cơ cấu, viện trợ không hoàn lại giảm mạnh từ 191 triệu euro năm 2013 xuống còn 130 triệu euro, tương đương tỷ trọng giảm từ 42% xuống 24%. Ngược lại, các khoản vay tăng từ 264 triệu euro lên 412 triệu euro, chiếm khoảng 76% tổng vốn ODA khu vực này cam kết cho Việt Nam năm 2014.

Việc giảm dần các khoản viện trợ không hoàn lại là do Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình vào năm 2010, ảnh hưởng lớn tới cách tiếp cận của một số nhà tài trợ EU trong việc hỗ trợ phát triển song phương, báo cáo cho biết.

Năm quốc gia, tổ chức châu Âu là nhà tài trợ không hoàn lại hàng đầu trong năm 2014 là Đan Mạch, phái đoàn EU, Hà Lan, Bỉ và Ailen, chiếm 71% tổng vốn không hoàn lại cam kết.

Xét trong chu kỳ 7 năm (2007 - 2014), khoản vốn ODA của EU dành cho Việt Nam giảm từ 720 triệu euro xuống còn 542 triệu euro, tức giảm 25% trong giai đoạn này. Giải ngân của khu vực cũng giảm 17% từ 2007 đến 2013, trong đó viện trợ không hoàn lại giảm 51% còn các khoản vay ưu đãi cao tăng 73%.

EU cho rằng Việt Nam vẫn có thể hưởng lợi từ nhà tài trợ nước nước ngoài thông qua nhiều kênh như đóng góp trực tiếp của các nhà tài trợ trong đó có EU và các nước thành viên tới các tổ chức đa phương, ngân hàng phát triển và các tổ chức quốc tế khác.

Song, đại diện EU khuyến nghị Việt Nam cần tích cực cải cách các thủ tục nhằm khơi thông quá trình giải ngân vốn ODA, bởi trong chu kỳ 7 năm qua, khu vực này mới chỉ giải ngân được 15% tổng số vốn cam kết. "Chúng tôi và Việt Nam đã hợp tác 25 năm và cũng duy trì ở mức hài lòng, nhưng cũng có những phức tạp nhất định", ông nhận định.

Liên minh châu Âu và 28 quốc gia thành viên vẫn là nhà tài trợ lớn nhất thế giới trong năm 2013 với con số giải ngân 56,5 tỷ euro, chiếm 0,43% tổng thu nhập quốc dân (GNI) của EU, tập trung về xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng hòa nhập.

Phương Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét