Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Doanh nghiệp Đan Mạch quan tâm tới điện gió Việt Nam

Doanh nghiệp Đan Mạch quan tâm tới điện gió Việt Nam

Doanh nghiệp Đan Mạch quan tâm tới điện gió Việt Nam Trong lúc nhiều nhà đâu tư khác bỏ cuộc, các doanh nghiệp Đan Mạch vẫn tỏ ra quan tâm và sẵn sàng hợp tác đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
  • Phí điện gió đắt gấp đôi thủy điện

Tại hội thảo về điện gió Việt Nam diễn ra ngày 8/12, các doanh nghiệp đến từ Đan Mạch như Vestas, EKF (Tổ chức tín dụng xuất khẩu Đan Mạch) và IFU (Quỹ đầu tư dành cho các nước phát triển của Đan Mạch) bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam về phương diện tài chính lẫn chuyển giao khoa học công nghệ để phát triển điện gió.

Giải thích về ý tưởng này, ông Chis Beaufait, Chủ tịch Vestas châu Á Thái Bình Dương và Trung Quốc cho rằng, cũng như các quốc gia khác, Việt Nam đang có nhiều động thái hướng đến nguồn năng lượng tái tạo, thay thế các nguồn điện khác như thủy điện, nhiệt điện hiện nay. Vestas biết rõ những thách thức mà Việt Nam đang gặp phải trong lĩnh vực này và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp công nghệ kỹ thuật trong việc hợp tác phát triển điện gió với chủ đầu tư tại Việt Nam.

phong-dien-copy-5368-1418027669.jpg

Chi phí đầu tư cao, giá bán chưa hợp lý, thiếu kinh nghiệm quản lý là những lý do khiến nhiều chủ đầu tư bỏ dở các dự án điện gió tại Việt Nam thời gian qua.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tiềm năng năng lượng gió Việt Nam có thể hơn 500.000 MW. Hiện nay, toàn bộ công suất của toàn hệ thống điện Việt Nam khoảng 25.000 MW, bằng 1/20 tiềm năng điện gió. Những vùng có thể xây dựng cơ sở năng lượng điện gió  hiệu quả cao tập trung vào các tỉnh Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong đó, Ninh Thuận và Bình Thuận được coi là những địa phương có tiềm năng lớn nhất với tốc độ gió từ 6-7m/s. Ở độ cao từ 60-80 m, tại đây có thể xây dựng nhiều trang trại gió với tổng công suất lên đến 9.500 MW, gấp 4 lần công suất nhà máy thủy điện Sơn La.

Tuy nhiên, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết từ năm 2011 có tới gần 50 dự án điện phông đã đăng ký, với tổng công suất đăng ký 4.876 MW. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 3 nhà máy điện gió phát điện thương mại. Gần đây nhất là dự án điện gió Bạc Liêu chạy thành công 10 turbine và hòa lưới điện Quốc gia trên 20.000 MW (tương đương 20 triệu KWh điện). Đây là dự án điện gió lớn nhất Việt Nam đến thời điểm này với tổng mức đầu tư 5.258 tỷ đồng, chủ đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Lý. 

Thành Tâm

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét