Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Hợp tác phát triển Du lịch giữa các nền kinh tế APEC: Đang có những bước đi cụ thể Kinh doanh Thanh Niên

Hợp tác phát triển Du lịch giữa các nền kinh tế APEC: Đang có những bước đi cụ thể Kinh doanh Thanh Niên

Xem thêm Visa du học Mỹ

Đáng nhớ bởi vì nó diễn ra ngay sau khi cơn bão Xangsane đổ bộ vào miền Trung Việt Nam và gây ra những hậu quả nặng nề, nhưng hàng ngàn du khách quốc tế có mặt tại Hội An, Huế, Đà Nẵng đều được bảo vệ khá tốt và bình an vô sự. thiết bị chiếu sáng Paragon Trước phiên họp kín của các Bộ trưởng Du lịch APEC ngày 16/10, các trưởng đoàn đều tỏ ra bất ngờ với sự chuẩn bị chu đáo của chủ nhà Việt Nam khi các dấu vết của thiên tai đã được nhanh chóng khắc phục, nhường chỗ cho một không khí ấm cúng và sẵn sàng hợp tác, như chủ đề "vì sự thịnh vượng chung" đã được thống nhất trước đó.

Trưởng đoàn Thái Lan, Tiến sĩ Sasithara Pichaichanarong cho biết với con số 6,5 triệu khách quốc tế đến nước này trong 8 tháng đầu năm và khả năng đạt 13,5 triệu du khách với doanh thu 12,5 tỉ USD trong cả năm 2006 là hiện thực. Chỉ số tăng trưởng tương ứng về lượng du khách và doanh thu là 17% và 30% so với năm 2005 cho thấy những biến động chính trị vừa qua ở Thái Lan và cả dịch cúm gia cầm đã không có tác động lớn đến sự phát triển du lịch.

"Chúng tôi cam kết rằng chính phủ và ngành Du lịch Thái Lan không những sẽ tạo mọi thuận lợi và an toàn cho du khách mà các sự kiện liên quan đến du lịch trong năm nay sẽ tiếp tục được tổ chức theo đúng dự kiến. Tuy vậy, qua những biến động có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, phía Thái Lan đề nghị có những thảo luận để hình thành một kế hoạch khung trong việc hợp tác và phát triển công nghiệp du lịch trong các nền kinh tế APEC" - Tiến sĩ Sasisthara nói.

Tiến sĩ Victor Wee, Tổng Thư ký Bộ Du lịch Malaysia cho biết ảnh hưởng của dịch SARS, sóng thấn và chiến tranh Iraq đã làm cho ngành du lịch nhiều nước đóng băng từ năm 2004 đến nay. Trong 6 tháng đầu năm 2006, Malaysia đón 8,56 triệu du khách nước ngoài (trên tổng dự kiến cả năm là 17,5 triệu khách), cao hơn con số cả năm 2005. Đa số du khách đều đến từ các nước ASEAN và một phần của Đông Á, mặc dù châu u, Trung Cận Đông vốn là những thị trường du lịch truyền thống của nước này.

Kinh nghiệm của Singapore cũng cho thấy sự gia tăng lượng du khách dần lên trong thời gian qua (8,3 triệu năm 2004; 8,9 triệu năm 2005 và 4,7 triệu trong 6 tháng đầu năm 2006). Trong số 10 thị trường du khách hàng đầu đến Singapore năm 2005, thì khách từ Trung Quốc, Nhật Bản và Anh đều giảm hoặc tăng không đáng kể. Singapore đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động của APEC, trong đó có hợp tác nhiều mặt về nghiên cứu và phát triển du lịch; và vì vậy họ mong đợi APEC 2009 sẽ làm chủ nhà và nhìn thấy những tiến bộ hơn nữa trong sự hợp tác của các nền kinh tế trong khu vực.

Hợp tác phát triển Du lịch giữa các nền kinh tế APEC: Đang có những bước đi cụ thể - ảnh 1

Một tiết mục văn nghệ tại Liên hoan Du lịch APEC lần này

Ba trong số các nền kinh tế Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều cho thấy tốc độ tăng trưởng lượng du khách và doanh thu du lịch cao trong năm 2005. Trung Quốc năm 2005 đạt mức cao nhất trong lịch sử với 120 triệu du khách và đạt doanh thu 97,3 tỉ USD và 31 triệu người đi du lịch nước ngoài, tăng từ 8 đến 14%. Trong khi đó, Nhật Bản cho biết du khách đến nước họ hàng năm thấp hơn số người Nhật đi du lịch ra ngoài nước. Năm 2005, người Nhật ra nước ngoài là 17,4 triệu, trong khi chỉ đón 6,7 triệu khách đến thăm - tăng 10% so với năm 2004 và trong số đó 86% đến từ các nền kinh tế APEC.

Hàn Quốc cũng vậy, năm 2005, người Hàn ra nước ngoài du lịch là 10 triệu và chỉ có 6 triệu khách từ nước ngoài đến xứ sở kim chi. Nhưng điều tích cực là sự trao đổi du khách giữa Hàn Quốc với các nền kinh tế APEC đã lên đến 13,3 triệu trong cùng năm (trên 5 triệu khách vào và 8 triệu khách ra). Người Hàn tiêu xài 12 tỉ USD khi ra nước ngoài và chỉ thu được 5,6 tỉ USD từ du khách đến nước họ.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều cho rằng, trong khi làn sóng du lịch tăng với tốc độ cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thì các nước lại đối mặt với nhiều vấn đề  thách thức về môi trường như sóng thần, động đất, dịch cúm gia cầm gây ảnh hưởng tiêu cực, cần có những nỗ lực chung để tìm ra các giải pháp khắc phục, bởi du lịch là lĩnh vực quan trọng tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và hội nhập.

Ông Gu Zhaoxi, Phó Chủ tịch cơ quan Du lịch Trung Quốc cho rằng: "Tăng cường hợp tác, mở rộng sự trao đổi về du lịch trên cơ sở cùng có lợi là phương thức căn bản cần được các nền kinh tế APEC cùng nhau chung tay, góp sức". Cũng một ý tưởng như vậy, nhưng Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc Park Yang Woo nhấn mạnh rằng cần phải nâng cao chất lượng du khách. Công nghiệp du lịch đòi hỏi một sự tham gia tự nguyện trong một chiến dịch cộng tác giữa các nền kinh tế trong vấn đề này một cách cụ thể. Việc phát hành 20 ngàn bản đồ ASEAN bằng tiếng Hàn hoặc huấn luyện Hàn ngữ cho 30 hướng dẫn viên du lịch của 10 nước Đông Nam Á, tổ chức các khóa huấn luyện về ngôn ngữ, văn hóa và hội thảo quốc tế cho các công chức làm du lịch của Hàn Quốc vừa qua là những ví dụ.

Đối với Nhật Bản, cổ cũ cho các hoạt động trao đổi và hợp tác du lịch trong thế kỷ 21 được ghi nhận như một sự kiện lớn nhất vừa qua là Hội nghị Bộ trưởng Du lịch 3 nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản được tổ chức tại Hokkaido vào tháng 7 vừa qua. Bên cạnh đó, ông Ken Haruta, Trưởng đoàn đại biểu Nhật Bản nhấn mạnh rằng: "Các cuộc giao lưu giữa giới trẻ, giữa các thành phố kết nghĩa là một chiến lược quan trọng cần được phổ biến và hỗ trợ của các nền kinh tế APEC. Bởi chính họ sẽ tạo ra cơ hội giới thiệu cho nhau các đặc sắc của văn hóa, lối sống, tập quán của mỗi dân tộc, nhờ đó thiết lập được sự cảm thông quốc tế và giữ gìn được hòa bình cũng như an ninh và tình hữu nghị trên thế giới…".

Hôm nay (17/10), các Bộ trưởng Du lịch sẽ bước vào cuộc họp chính thức để ký kết "Tuyên bố Hội An", một văn kiện có tính lịch sử, cụ thể hóa một bước nữa Hiến chương Du lịch APEC. ống luồn dây điện Sino Trước khi phiên họp này diễn ra, chiều tối hôm qua, tại khu du lịch Palm Garden Hội An cũng diễn ra 4 cuộc gặp gỡ song phương khác giữa các nhà lãnh đạo Du lịch Việt Nam với các đồng nghiệp Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản. Một văn kiện hợp tác song phương khác giữa Việt Nam và Philippines cũng đã được ký kết… Tất cả các diễn biến ấy cho thấy, hợp tác về du lịch giữa các nền kinh tế APEC đang bước những bước cụ thể và Việt Nam với tư cách chủ nhà đã có nhưng động thái chủ động, tích cực.

Trương Điện Thắng

Xem thêm Sức khoẻ, , điện công nghiệp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét