Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Kinh doanh đa cấp phải có vốn tối thiểu 10 tỷ đồng

Kinh doanh đa cấp phải có vốn tối thiểu 10 tỷ đồng

Kinh doanh đa cấp phải có vốn tối thiểu 10 tỷ đồng Mức ký quỹ bắt buộc đối với các đơn vị này cũng được nâng lên 5 tỷ đồng, cao gấp 5 lần quy định cũ.
  • Hơn một triệu người Việt bán hàng đa cấp / Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không muốn đăng ký vốn
dacap-6675-1400141207.jpg

Bán hàng đa cấp sẽ được quản lý chặt chẽ hơn trước đây.

Theo Nghị định số 42 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ 1/7, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phương thức đa cấp phải có vốn pháp định 10 tỷ đồng. Tiền ký quỹ cũng tăng từ một tỷ đồng (theo văn bản trước đây là Nghị định 110) lên 5 tỷ. 

Quy định mới yêu cầu doanh nghiệp phải ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 5 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính... Tiền ký quỹ là khoản đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp đối với nhà nước, người tham gia và người tiêu dùng khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấm dứt hoạt động.

Trước đây từng có hai ý kiến khác nhau liên quan đến quy định vốn pháp định của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Ý kiến thứ nhất được Bộ Công Thương ủng hộ áp vốn pháp định 10 tỷ đồng nhằm đảm bảo khả năng tài chính của doanh nghiệp. Song quan điểm khác lại cho rằng số tiền trên sẽ hạn chế sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nghị định 42 vừa ra đời cũng cấm các hành vi như yêu cầu người có nhu cầu phải đặt cọc, đóng khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào, cũng như không bắt họ phải mu một số lượng hàng hóa để được quyền tham gia mạng lưới đa cấp, không kinh doanh theo mô hình kim tự tháp...

Bên cạnh đó, người tham gia bán hàng đa cấp cũng không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham mô hình này, tính chất, công dụng của hàng hoá, hoạt động của doanh nghiệp để dụ dỗ người khác tham gia...

Ngoài ra, doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh nhưng không có hoạt động hoặc ngừng trong 12 tháng liên tục sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận. Giấy được cấp lần đầu có thời hạn 5 năm, sau đó doanh nghiệp được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 5 năm. Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy phép, thay vì các Sở như trước đây.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến hết 2013, sau hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam, bán hàng đa cấp đã thu hút được khoảng một triệu người tham gia. Đây không phải là mô hình kinh doanh xa lạ ở các quốc gia trên thế giới nhưng tại Việt Nam, đã có nhiều biến tướng, trở thành công cụ để kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng những người tham gia. Trong năm 2012, hàng loạt công ty núp bóng đa cấp để lừa đảo đã bị phanh phui trước pháp luật như MB24, Tâm Mặt Trời, Cộng Đồng Việt...

Anh Quân

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét