Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Lao động trong nước chịu nhiều áp lực khi hội nhập

Lao động trong nước chịu nhiều áp lực khi hội nhập

Lao động trong nước chịu nhiều áp lực khi hội nhập Trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm, ngoại ngữ kém... là rào cản lớn với người lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Các chuyên gia kinh tế nhận định việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo sự dịch chuyển lao động giữa các nước. Theo lộ trình mở cửa, doanh nghiệp nội địa sẽ tiếp cận nguồn nhân lực đa quốc gia chất lượng cao, đồng thời, người lao động trong nước có cơ hội làm việc vươn ra ngoài biên giới. Sự cạnh tranh nhân lực diễn ra một cách sòng phẳng nên những ai không đủ năng lực đứng trước nguy cơ đào thải cao.

lao-dong-trong-nuoc-chiu-nhieu-ap-luc-khi-hoi-nhap

Lao động Việt cần nâng cao chuyên môn, ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm để trụ vững trong bối cảnh hội nhập.

Bà Cao Thị Ngọc Dung - Tổng giám đốc PNJ cho rằng cơ hội và thách thức luôn song hành khi Việt Nam tham gia sân chơi lớn. Vấn đề là doanh nghiệp có những bước chuẩn bị như thế nào để nắm bắt thời cơ, tận dụng nó để phát triển trong nước mà còn ra khu vực và tầm thế giới.

Cụ thể, trong bối cảnh hội nhập AEC và TPP, lao động Việt Nam có cơ hội nâng cao thu nhập cao hơn, cải thiện điều kiện làm việc. Doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư nhiều hơn vào nước ta trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế nhu cầu tuyển dụng tăng lên, nhất là lao động phổ thông vốn có nguy cơ thất nghiệp cao.

"Đây cũng dịp tốt để thu hút nhân lực cả trong và ngoài nước. Doanh nghiệp tiếp cận lao động chất lượng cao sẽ thúc đẩy ứng dụng các phương pháp quản trị mới và tốt hơn", bà Dung nhận xét.

Ngược lại, khi thị trường lao động mở cửa, nhân sự trong nước phải đối mặt với nhiều thách thức. Đầu tiên là trình độ kỹ thuật, chuyên môn cũng như tính chuyên nghiệp còn yếu so với các nước trong khu vực. Kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác để hoàn thành công việc của lao động Việt Nam còn yếu, thiếu khả năng hội nhập môi trường toàn cầu do trình độ ngoại ngữ kém...

Những lao động có trình độ cao, chuyên môn giỏi "di cư" sang môi trường làm việc đầy tiềm năng khác gây ra tình trạng "chảy máu" chất xám. Trong khi đó, xét trên bình diện chung số lao động còn lại không đáp ứng được nhu cầu phát triển doanh nghiệp vì trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp tăng do một số doanh nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh tranh và đáp ứng các tiêu chuẩn của hiệp định sẽ phải giải thể.

lao-dong-trong-nuoc-chiu-nhieu-ap-luc-khi-hoi-nhap-1

Môi trường làm việc thân thiện với lộ trình đào tạo và nhiều cơ hội thăng tiến sẽ giúp lao động gắn kết cùng doanh nghiệp.

Phát biểu tại một giải thưởng về nhân sự Vietnam HR Awards 2016, bà Dung cho biết, để vượt qua những thách thức này, PNJ xây dựng chính sách đãi ngộ đảm bảo công bằng nội bộ, cạnh tranh thị trường để thu hút lao động nước ngoài và giữ chân nhân sự chất lượng cao. Công ty đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần có cho tất cả các vị trí, nhất là ngoại ngữ để giao tiếp trong môi trường hội nhập rộng lớn.

Hiện tại, hệ thống quản trị hiện đại của công ty đã hoàn thiện, xây dựng chiến lược nhân sự rõ ràng, xây dựng hệ thống quản trị mục tiêu (KPIs) với công cụ đo lường cụ thể. Người lao động được đánh giá năng lực một cách công bằng và minh bạch cùng với chính sách lương thưởng phù hợp.

"Ngoài những chính sách đãi ngộ về vật chất cạnh tranh, quan trọng hơn là tạo cho họ môi trường làm việc thân thiện, với lộ trình đào tạo và nhiều cơ hội thăng tiến. Bên cạnh đó, những hoạt động văn hóa nhân văn đã giúp cho nhân viên có sự gắn kết lâu dài hơn", bà Dung chia sẻ.

lao-dong-trong-nuoc-chiu-nhieu-ap-luc-khi-hoi-nhap-2

Con người là nhân tố quan trọng và then chốt nhất, cấu thành tổ chức và quyết định sự thành bại. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc tuyển và dụng tốt nhân lực, nhân tài.

Còn ông Đặng Hồng Kỳ - Giám đốc Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 2 cho biết để đón đầu làn sóng phát triển sắp tới, công ty xác định phát triển nguồn nhân lực chính là yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững. Người lao động tại MobiFone còn chính là những khách hàng tiên phong trải nghiệm dịch vụ của công ty và nhận được những ưu đãi từ chính sách chăm sóc khách hàng hấp dẫn. Hiện tại, doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, được thử thách trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và liên tục cải tiến phương pháp quản lý.

"Chúng tôi chú trọng huấn luyện đào tạo để mọi nhân viên luôn biết tư duy, có chuyên môn, thích nghi nhanh với sự và thay đổi. Ngoài ra, chính sách phúc lợi và ưu đãi cũng được quan tâm đúng mực để mọi nhân viên đều an tâm làm việc và hưởng lợi từ chính sản phẩm, dịch vụ của công ty", đại diện MobiFone nói.

Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải tái cấu trúc tổ chức theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Vì thế, việc tuyển dụng đúng người, giao đúng việc, đào tạo hợp lý sẽ giúp nâng cao chất lượng thực hiện công việc và hiệu quả kinh doanh.

Minh Trí

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét