Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Việt Nam gia nhập WTO vào đầu tháng 11/2006 Kinh doanh Thanh Niên

Việt Nam gia nhập WTO vào đầu tháng 11/2006 Kinh doanh Thanh Niên

ống luồn dây điện Nano

Nguồn tin của Thanh Niên từ Geneva (Thụy Sĩ) ngày 11/10 cho biết, sau khi kết thúc phiên họp chính thức với Ban công tác và các thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào hôm 9/10, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, Thứ trưởng Lương Văn Tự và toàn bộ đoàn đàm phán VN đang cùng với các thành viên WTO gấp rút hoàn thành công việc để Ban công tác nhóm họp vào ngày 26/10 tới đây nhằm thông qua toàn bộ cam kết của VN gia nhập WTO, kết thúc toàn bộ quá trình đàm phán của VN kéo dài 11 năm qua.

Tuyên bố tại cuộc họp chính thức của Ban công tác WTO về việc VN gia nhập WTO, Đại sứ, Chủ tịch Ban công tác Eirik Glenne đề nghị Ban công tác họp phiên chính thức lần cuối cùng vào ngày 26/10 tới. "Điều này có nghĩa chúng ta phải hoàn thành khối lượng công việc còn tồn tại ngay trong tuần này. Tôi công nhận là rất khó khăn, nhưng chúng ta không còn lựa chọn", Đại sứ Eirik Glenne nhấn mạnh, đồng nghĩa với việc toàn bộ quá trình đàm phán của VN sẽ chính thức kết thúc vào cuối tháng 10 này, mở đường cho VN gia nhập WTO ngay sau đó khoảng 10 ngày, tức là đầu tháng 11, trước Hội nghị Thượng đỉnh APEC tổ chức tại Hà Nội.

Đại sứ Eirik Glenne nói thêm: "Ngày hôm nay đánh dấu giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán về việc VN gia nhập WTO" và yêu cầu các thành viên giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn tại nằm trong ba văn kiện chủ yếu trước ngày thứ sáu tuần này (13/10). Điều này có nghĩa là các văn bản sửa đổi sẽ được tiếp tục luân chuyển trong tuần sau và Ban công tác sẽ nhóm họp vào ngày 26/10. Theo nguyên tắc, lịch trình này sẽ cho phép Đại hội đồng WTO nhóm họp phiên đặc biệt sớm nhất là 10 ngày sau đó để thông qua toàn bộ Bản cam kết về việc VN gia nhập WTO, cho phép VN trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Lịch trình gia nhập WTO của VN những ngày tới

- 13/10: hoàn thành sửa đổi các văn bản, trên cơ sở các cuộc tham vấn liên tục.

- 18/10: các bản dự thảo sửa đổi cuối cùng được luân chuyển cho các thành viên.

- 26/10: cuộc họp chính thức của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.

- Khoảng 8-9/11: Đại hội đồng WTO nhóm họp phiên đặc biệt phê chuẩn việc VN trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Hiện nay, ba văn kiện quan trọng để xét quy chế thành viên cho VN đang được gấp rút hoàn thành trình Đại hội đồng WTO thông qua. Thứ nhất là Các cam kết của VN đối với lĩnh vực hàng hóa, đặc biệt là cam kết đối với các dòng thuế và trợ cấp nông nghiệp. Trong lĩnh vực này, thực ra VN đã hoàn thành từ tháng 5/2006, văn kiện dài đến 560 trang, nhưng sau đó đã có thêm một số điều khoản bổ sung yêu cầu mới của các thành viên.

Hai là Các cam kết của VN đối với lĩnh vực dịch vụ, trong đó có các lĩnh vực dịch vụ mà VN dành cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và bất kỳ một điều kiện bổ sung nào, bao gồm cả giới hạn về sở hữu của các công ty nước ngoài. Văn kiện này chỉ còn sửa đổi về mặt câu chữ. Ba là Bản báo cáo của Ban công tác về việc VN gia nhập WTO, mô tả về tình hình luật pháp của VN và các quy định đối với thương mại, cùng với các cam kết mà VN đưa ra trên các lĩnh vực này. thiết bị điện dân dụng Văn kiện này sẽ được sửa về câu chữ ngay trong tuần này. Xem thêm Visa du học Đại sứ Eirik Glenne cho biết ông sẽ tổ chức các cuộc tham vấn liên tục trong tuần này để hoàn tất cả ba tài liệu quan trọng trên.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO, tuyên bố rằng trong các cuộc gặp vừa qua với đoàn VN, nhìn chung các nước đối tác đều công nhận Quốc hội VN trong những năm qua đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc sửa đổi hệ thống pháp luật phù hợp với cải cách hành chính, phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế và các thông lệ quốc tế. VN được đánh giá là một trong những quốc gia đầu tiên khi gia nhập WTO không chỉ xây dựng chương trình pháp luật mà còn sửa toàn bộ hệ thống pháp luật cho phù hợp với các điều luật và quy định của tổ chức này.

Xuân Danh


dịch vụ định cư du học mỹ

Xem thêm Chia sẻ, ống luồn dây điện, công tắc Sino

0 nhận xét:

Đăng nhận xét